Khám phá văn hóa ở chợ nổi Cái Răng

Du lịch Cần Thơ nổi tiếng với chợ nổi Cái Răng, lò hủ tiếu và văn hóa ở chợ nổi Cái Răng cũng là một điều độc đáo, thú vị thu hút sự quan tâm tò mò của nhiều du khách. Văn hóa chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt? Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau nhé!

 

1. Nguồn gốc hình thành chợ nổi Cái Răng

 

Chợ nổi Cái Răng nằm ở đoạn gần cầu Cái Răng, cách bến Ninh Kiều khoảng 30 phút di chuyển và cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 7 km.

 

Nguồn gốc hình thành chợ nổi Cái Răng là xuất phát từ nhu cầu thương mại, trao đổi, mua bán của người dân nơi đây. Khi mà lưu thông đường bộ xưa kia chưa được phát triển hiện đại thì giao thông đường thủy chính là lựa chọn tối ưu với những người dân miền sông nước Tây Nam Bộ.

 

van-hoa-cho-noi-cai-rang-5

 

Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm ở ngay ngã ba sông và mang nét đặc trưng chung của các khu chợ nổi miền Tây. Nơi diễn ra hoạt động họp chợ có mực nước vừa phải không cạn cũng không quá sâu để thuyền bè dễ dàng di chuyển và neo đậu. 

 

Vị trí của chợ cũng nằm gần một ngôi chợ trên bờ và một vựa trái cây lớn để thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán của người dân.

 

2. Những giá trị văn hóa nổi bật của chợ nổi Cái Răng

 

2.1 Tập quán xã hội- tín ngưỡng và tri thức dân gian ở chợ nổi Cái Răng

 

- Sinh sống: Chợ nổi Cái Răng không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi của người dân địa phương mà nó còn là nơi sinh sống, sinh hoạt của nhiều hộ gia đình. Họ xây dựng các ngôi nhà trên nền đất cao ráo hoặc những ngôi nhà ven sông, rạch. 

 

Nhiều hộ gia đình cũng lựa chọn cư trú, sinh hoạt trên các ghe, thuyền buôn bán của mình. Trên ghe sẽ có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cho cuộc sống thường nhật và họ thường tập trung nhiều ở các ngã ba, ngã tư sông tụ tập hát hò, vui vẻ cuối ngày để giảm bớt căng thẳng. 

 

van-hoa-cho-noi-cai-rang-3

 

- Tín ngưỡng: Những người buôn bán trên ghe xuồng cũng có một số tín ngưỡng chủ yếu như: Tín ngưỡng thờ cúng Bà - Cậu ở mũi ghe, tín ngưỡng thờ Quan Âm Nam Hải, tín ngưỡng thờ cúng Thần tài- ông Địa. Ngoài ra họ còn một số tục lệ và kiêng kỵ khác liên quan đến hoạt động của cư dân trên chợ nổi Cái Răng như: cúng khởi hành đầu năm, cúng khi đóng ghe mới hay sửa chữa ghe,....

 

Bên cạnh đó, người đi buôn cũng tin vào những điềm báo và các tập tục kiêng kỵ. Đây là những nét văn hóa tâm linh được lưu truyền, tạo nên sắc thái văn hóa sông nước Cần Thơ.

 

2.2. Sử dụng cây bẹo để chào hàng

 

Tập tục chào hàng của khu chợ nổi Cái Răng độc lạ khác với quảng cáo, chào hàng bằng banner truyền thống mà người dân ở đây sử dụng cây bẹo để chào hàng. 

 

Cây bẹo là một cây gỗ dài treo món đồ mà chủ ghe, thuyền muốn bán và  được chống ở mũi thuyền. Việc treo cây bẹo như vậy giúp du khách dễ dàng tìm thấy được món đồ mình muốn mua khi di chuyển trên sông nước. 

 

van-hoa-cho-noi-cai-rang-2

 

Phương thức "4 treo": treo cây bẹo cũng có những phương thức treo đặc trưng đặc sắc riêng của chợ nổi. 

 

- Treo gì bán nấy: có nghĩa là trên cây bẹo treo món gì thì ghe, thuyền sẽ bán món đó.

 

- Treo mà không bán: Do thuyền cũng là nơi sinh hoạt của cư dân nên họ sử dụng cây bẹo để phơi quần áo hay treo các vật dụng sinh hoạt khác. Đây chính là những món đồ treo mà không bán.

 

- Treo cái này nhưng bán cái khác: Nếu cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo tấm lá lợp hoặc tàu lá dứa thì ý chỉ chủ ghe, thuyền muốn bán chiếc ghe thuyền đó.

 

- Không treo mà bán: Trước kia, trên chợ nổi chủ yếu buôn bán hoa quả, nông sản nhưng do nhu cầu ăn uống, sinh hoạt nên xuất hiện những chiếc ghe thuyền nhỏ bán đồ ăn như: hủ tiếu, bún,... Những chiếc ghe thuyền này sẽ không treo cây bẹo mà sử dụng kèn để gây chú ý. 

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Cần Thơ từ A tới Z chi tiết nhất 2022

 

3. Thời gian hoạt động

 

Để di chuyển đến chợ nổi Cái Răng, du khách có thể lựa chọn hai cách: một là thuê tàu ở bến Ninh Kiều để đi, hai là đi xe đến chợ An Bình thuộc quận Ninh Kiều rồi thuê tàu để đi. Bạn cũng có thể lựa chọn đi theo các tour du lịch Cần Thơ để có thể khám phá được nhiều địa điểm lý thú khác.

 

Thời gian hoạt động của chợ nổi Cái Răng sẽ bắt đầu từ 2 - 3h sáng và nhộn nhịp nhất vào lúc từ 4h - 6h sáng khi hoạt động buôn bán, trao đổi của các thương lái diễn ra. Hiện nay, do để phục vụ khách tham quan du lịch nhiều hơn nên chợ sẽ sinh hoạt nhiều hơn vào khung giờ từ 5h đến 9h sáng. 

 

van-hoa-cho-noi-cai-rang-4

 

Bạn có thể lựa chọn tham quan chợ nổi Cái Răng vào khung giờ từ 5h đến 9h để có thể có được những bức hình đẹp, cũng như hiểu rõ về văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

 

Văn hóa chợ nổi Cái Răng có những điểm độc đáo, đặc sắc và là chủ đề khá thú vị để cho bạn tìm hiểu sâu hơn hoặc khi bạn muốn đi du lịch cũng nên tìm hiểu qua. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin quan trong về văn hóa chợ nổi Cái Răng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bạn có thể tham khảo thêm các tour du lịch miền sông nước hấp dẫn khác tại Du Lịch Đại Việt nhé!

Xem thêm: Các tour du lịch trong nước

 

Thông tin liên hệ

Du Lịch Đại Việt

Địa chỉ: 58, đường 15, KDC Thới Nhựt, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0916574719

FanpageĐại Việt Tourist

Sản phẩm hot